Quốc kỳ Hoa Kỳ (Mỹ) – đại diện chính thức cho cả nước, là biểu tượng quan trọng cho đất nước này. Vậy lá cờ Mỹ được thiết kế ra sao và ý nghĩa cụ thể mà nó mang lại là gì? Mời du khách cùng chúng tôi khám phá nhé!
Quốc kỳ Hoa Kỳ (tiếng Anh: Flag of the United States of America) là lá cờ chính thức đại diện và là một biểu tượng quan trọng cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Quốc kỳ này là nguồn gốc cho tên gọi “Hoa Kỳ” hay cụm từ “Đất nước cờ hoa” trong tiếng Việt.
Với người dân nước Mỹ thì Quốc kỳ chính là biểu tượng bất khuất, mang một ý nghĩa hết sức quan trọng và nó luôn gắn bó với tinh thần dân tộc trong quá trình hình thành, đấu tranh xây dựng đất nước.
LỊCH SỬ RA ĐỜI QUỐC KỲ HOA KỲ
Quốc kỳ Hoa Kỳ chính thức ra đời vào ngày 14/6/1777, cũng trong năm này nó trở thành lá cờ đại diện quốc gia biểu trưng cho sự độc lập, chủ quyền của đất nước Hoa Kỳ.
Đối với người dân Mỹ, Quốc kỳ là biểu tượng hết sức ý nghĩa gắn liền với quá trình hình thành, dựng xây đất nước. Quốc kỳ Hoa Kỳ có tiền thân từ cuộc chiến tranh với người Anh, thời điểm đó George Washington đã yêu cầu cần phải có một lá cờ để khích lệ tinh thần chiến đấu cho binh lính, và đây là lý do cho sự ra đời của Quốc kỳ Hoa Kỳ. Lúc bấy giờ, lá cờ có 13 vạch, 7 vạch đỏ, 6 vạch trắng và ở một góc lá cờ có 13 ngôi sao trắng trên nền xanh tượng trưng cho 13 bang. Sau này, cứ mỗi bang mới nhập, lá cờ lại có thêm một ngôi sao. Đến ngày 4/7/1960 thì lá cờ đã có chính thức 50 ngôi sao như hiện nay.
Ngày nay, Quốc kỳ Hoa Kỳ còn có nhiều tên gọi khác nhau như: The Stars and Stripes, Old Glory hay The Star Spangled Banner. Đây là lá cờ được sử dụng ở khắp mọi nơi trên lãnh thổ Hoa Kỳ và ngoài ra mỗi bang ở Mỹ đều có một cờ riêng của mình. Để giúp lưu giữ lại ý nghĩa cũng như phân biệt của mỗi bang, cờ từng bang đều có hình hoặc biểu tượng đặc thù của tiểu bang.
THIẾT KẾ
Đối với mỗi quốc gia việc thiết kế Quốc kỳ có ý nghĩa tượng trưng cho tinh thần dân tộc, đối với Mỹ cũng vậy.
Về màu sắc, trên Quốc kỳ Mỹ có 3 màu: xanh, trắng và đỏ vẫn giữ nguyên từ thuở sơ khai ra đời cho đến ngày nay. Mỗi màu sắc mang một ý nghĩa riêng biệt, cụ thể: Màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm và nhiệt huyết; màu trắng nói lên niềm hi vọng trong sáng, nét tinh khiết của cuộc sống và tinh thần kỷ luật, trong khi màu xanh là hiện thân của màu sắc thiên đàng, biểu tượng của Thượng đế, lòng trung thành, niềm chân thành, công lý và chân lý. Sự kết hợp của ba màu sắc nêu bật được lòng yêu nước, sự độc lập tự do của dân tộc cũng như nhắc nhở tất cả mọi người dân Hoa Kỳ phải luôn sống có lý tưởng, sống với trách nhiệm và danh dự của chính mình.
Nguyên gốc Quốc kỳ Mỹ có 13 sọc, cụ thể gồm: 7 vạch đỏ và 6 vạch trắng. Tổng thống đời đầu tiên của Hoa Kỳ đã từng phát biểu trong buổi diễn thuyết với nguyên văn như sau: “Chúng ta lấy các tinh tú từ Thiên đàng, và màu đỏ từ mẫu quốc (Anh quốc), được phân chia bằng các sọc trắng, để chứng tỏ rằng chúng ta đã tách rời khỏi mẫu quốc, và những sọc trắng sẽ được truyền lại cho thế hệ mai sau như là biểu tượng của Tự do”.
Bên góc trái Quốc kỳ có tổng cộng 13 ngôi sao màu trắng in nổi bật trên nền xanh. Ngôi sao, theo như biểu tượng xa xưa trong văn hóa Ấn Ðộ, Ba Tư, và Ai Cập, tượng trưng cho chủ quyền. Trên lá cờ Hoa Kỳ, mỗi một ngôi sao ấy tượng trưng cho chủ quyền của một tiểu bang. Ban đầu nước Mỹ chỉ mới thành lập 13 tiểu bang nên Quốc kỳ của siêu cường quốc này có 13 ngôi sao tượng trưng cho các bang này. Về sau, lá cờ Hoa Kỳ gồm có 50 ngôi sao cũng là tượng trưng cho 50 tiểu bang (cứ mỗi bang nhập vào Hoa Kỳ thì Quốc kỳ lại gắn thêm một ngôi sao mới), và đặc biệt để người dân không bị lãng quên 13 tiểu bang đầu tiên của ngày lập quốc thì số sọc trên lá cờ vẫn được giữ ở con số 13.
NHỮNG NGÀY LỄ LỚN Ở HOA KỲ BẮT BUỘC PHẢI TREO QUỐC KỲ
Ngày 1/1 Tết Dương lịch: Trong đầu năm mới này, người dân Mỹ thường sẽ không ăn mà thay vào đó là uống. Họ có thể ngồi tụ tập cùng nhau trong các quán rượu hay quây quần trong nhà trước màn hình cùng nâng ly, theo dõi đồng hồ đếm ngược tới thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Ngày 15/1 – Sinh nhật Martin Luther King: Đây là ngày sinh nhật của mục sư King nổi tiếng. Ông là một nhà hoạt động nhân quyền ở Mỹ và đã được nhận giải Nobel Hòa Bình cho sự nỗ lực đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho những người da đen ở Mỹ.
Ngày 4/7 – Lễ độc lập: Đây là một ngày trọng đại của cả nước, ngày lễ để kỷ niệm Tuyên ngôn Độc lập được ký năm 1776. Trong ngày lễ sẽ có những cuộc diễu hành, liên hoan ngoài trời kèm với rất nhiều lá cờ Mỹ, và nhiều buổi lễ công cộng.
Ngày thứ 2 đầu tiên của tháng 9 – Lễ Lao động: Lễ Lao động, nhằm mục đích vinh danh những đóng góp của giới lao động cho đất nước. Người dân sẽ được nghỉ 1 ngày và tiến hành treo cờ Mỹ để tưởng niệm.
Ngày thứ 2 của tuần thứ 2 tháng 10 – Columbus: Christopher Columbus được coi là người tìm ra Châu Mỹ và mở đường cho các cuộc di cư của người Châu Âu sang Châu Mỹ. Chính bởi vậy đây được coi là ngày trọng đại ở Hoa Kỳ.
Ngày 11/11 – Ngày cựu chiến binh: Tôn vinh các cựu chiến binh còn sống sót trở về từ các cuộc chiến tranh như chiến tranh thế giới lần 1,2, chiến tranh Trung Quốc, Việt Nam, Iraq,… Và tất nhiên không thể nào thiếu lá cờ nước Mỹ ngày này.
Ngày thứ 5 tuần lễ thứ 4 tháng 11 – Lễ Tạ Ơn: Là ngày để tỏ lòng thành kính với Thiên Chúa và họ thường tới nhà thờ cầu nguyện cầu mong mọi điều tốt lành Chúa tiếp tục sẽ ban đến. Vào ngày này, người Mỹ sẽ dậy thật sớm tới nhà thờ sau đó chuẩn bị một bữa tiệc gà tây nướng thật lớn để gia đình quây quần, đoàn tụ bên nhau.
Mong rằng với những chia sẻ trên du khách có thêm sự hiểu biết của Quốc kỳ Hoa Kỳ. Nếu du khách muốn khám phá nhiều hơn về văn hóa và con người nơi đây, hãy book Tour Mỹ của chúng tôi nhé!