Lịch sử cầu Brooklyn, New York

Cầu Brooklyn được xây dựng từ năm 1870 đến năm 1883 để nối liên 2 bờ New York với Long Islands. Với chiều dài 1.595,5 feet, Brooklyn là cây cầu treo dài nhất và cũng là cây cầu treo bằng thép đầu tiên được xây dựng trên thế giới.

Cầu Brooklyn được ấp ủ, thiết kế và xây dựng bởi kiến trúc sư tài năng John Roebling (người Đức). Ông theo học học ngành kiến trúc và kỹ thuật ở Berlin. Năm 1831, ông cùng với anh trai của mình chuyển tới miền tây Pennsylvania để thành lập cộng đồng nông nghiệp có tên gọi là Saxonburg nhưng không thành công. Sau kế hoạch nông nghiệp, Roebling quay lại với ngành kỹ thuật.

Brooklyn 4

Năm 1841, Roebling bắt đầu sản xuất dây cáp để hỗ trợ xây dựng các cây cầu. Sau khi thành công với một vài dự án, ông tiếp tục xây dựng một dây cáp lớn ở Trenton, New Jersey.

Trong thập kỷ tiếp theo, ông đã thiết kế một cây cầu đường sắt bắc qua sông Ohio từ Cincinnati tới Covington, như một phiên bản thu nhỏ của cầu Brooklyn.

Năm 1867, với sự giúp đỡ của doanh nhân nổi tiếng William Kingsley và Thượng nghị sĩ Henry Murphy, Roebling đã thiết kế nên cây cầu Brooklyn. Sau hai năm đàm phán với thành phố và nhà nước, cây cầu đã được phê duyệt vào năm 1869. Phải mất 14 năm cây cầu này mới hoàn thành xong nhưng nó đã cướp đi sự sống của ông vì bị nhiễm uốn ván trong tai nạn cầu tàu năm 1869. Sau đó con trai ông, Washington đã kế tục những ghi chú mà ông để lại để hoàn thành dự án này. Dự án cũng khiến Washington bị bệnh nặng.

Brooklyn 1

Không chỉ là một kiệt tác kỹ thuật của thế kỷ 19, Cầu Brooklyn còn là địa điểm cổ kính đáng ghi hình và là một công trình mang tính biểu tưởng của niềm đam mê, tình yêu và nỗ lực của con người.

Ý tưởng xây dựng cầu Brooklyn ngoạn mục ban đầu vấp phải nhiều sự chỉ trích của dư luận vì độ khó và không khả thi. Suốt 14 năm xây dựng và hoàn thành, cầu Booklyn đã thay đổi diện mạo của thành phố New York và trở thành tuyến giao thông huyết mạch của nước Mỹ.

Xây dựng cầu Brooklyn – New York

Phần lớn công việc xây dựng Cầu Brooklyn là đặt nền móng dưới lòng sông. Đây là một công việc nguy hiểm, Washington Roebling đã trực tiếp giám sát công nhân làm việc cho đến khi ông bị mắc bệnh khí ép. Sau đó, bệnh tật đã khiến ông nằm viện suốt một thời gian rất dài.

Ông cố gắng truyền cảm hứng và nhiệt huyết cho một số người bạn của mình, nhưng họ đã quả nản lòng với nhiệm vụ này.

Khi đang nằm trên giường bệnh, một cơn gió thổi bay tấm màn trắng mỏng manh và ông có thể nhìn thấy bầu trời, ngọn cây bên ngoài trong chốc lát. Đó dường như là một thông điệp dành cho ông: Đừng bỏ cuộc. Đột nhiên một ý tưởng lóe lên, ông dùng ngón tay của mình chạm vào cánh tay của vợ, ngụ ý muốn nói với cô rằng anh muốn gọi các kỹ sư tới một lần nữa. Trong 13 năm tiesp theo sau đó, bà Emily người học chuyên ngành toán cao cấp và kỹ thuật cầu đường đã theo sự chỉ dẫn bằng ngón tay của chồng để tiếp tục hoàn thành cầu Brooklyn.

Brooklyn 2

Nền móng cây cầu và các tòa tháp đã được hoàn thành trong vòng 5 năm. Tuy nhiên, công việc khó khăn nhất mới chỉ bắt đầu, sau khi đoạn dây cáp cuối cùng được định vị vào năm 1878, cầu Brooklyn dính vào một vụ kiện. Những người nộp thuế buộc tội rằng cây cầu này không tốt, khiến cả dự án bị đe dọa đình chỉ. Vụ kiện kéo dài trong vài tháng, Washington đã đồng ý bổ sung thêm các kết cấu kèo cứng. Cuối cùng, Cầu Brooklyn được mở cửa khánh thành vào ngày 24 tháng 5 năm 1883.

Ngày nay, cây cầu Brooklyn ngoạn mục đứng sừng sững trong vinh quang là hiện thân cho niềm đam mê mãnh liệt của một người đàn ông không đầu hàng số phận. Nó cũng là một sự tôn vinh cho các kỹ sư và nhóm làm việc của họ, và cũng là một tượng đài cho tình yêu và sự tận tâm của người vợ suốt 13 năm kiên nhẫn giải mã những những chỉ dẫn của chồng nói với các kỹ sư.

Brooklyn 3

Hiện nay, mỗi ngày cầu Brooklyn có khoảng 120.000 xe hơi, hàng ngàn người đi xe đạp và khách bộ hành di chuyển qua lại trên cầu. Nó thực sự đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện lịch sử của thành phố New York, cả trong biến cố ngày 11/09/2001: “Từng đoàn người mau chóng tìm cách rời khỏi Manhattan theo lối cẩu Brooklyn”.

Ngoài ra, hình ảnh chiếc cầu treo Brooklyn cũng trở thành đề tài của những tác phẩm văn học, ca nhạc và điện ảnh, như phim tài liệu Brooklyn Bridge của đạo diễn người Mỹ Ken Burns được đề cử giải Oscar năm 1982, ban nhạc Johnny Maestro and The Brooklyn Bridge (1968 – 2010) với bài hát nổi tiếng The Worst That Could Happen…và cây cầu đã trở thành một biểu tượng của thành phố New York.

Đi bộ trên Cầu Brooklyn, du khách sẽ nhìn thấy Vịnh New York, bức tượng Nữ thần tự do, bờ biển Bayonne và Cầu Bayonne.