Khám phá về 14 thói quen tiêu dùng của người dân “xứ cờ hoa”

So với người phương Đông, cách tiêu tiền của người Mỹ có phần khá khác biệt. Họ sống khá tận hưởng, thậm chí đôi khi còn là lãng phí.

Dưới đây là một số thói quen tiêu dùng của người Mỹ mà du khách có thể tham khảo để tránh những cú “sốc” văn hoá khi ghé thăm “xứ sở cờ hoa”:

Chi mạnh cho các kỳ nghỉ và du lịch mỗi năm

Với quan niệm sống hưởng thụ, người Mỹ thường xuyên dành nhiều thời gian cho các kỳ nghỉ và các chuyến du lịch mỗi năm. Họ có thể đến các khu nghỉ dưỡng, các khu nghỉ mát trong mùa hè hay khu trượt tuyết trong mùa đông cùng gia đình, bạn bè để tận hưởng. Thậm chí nhiều người còn chi mạnh tay có các chuyến du lịch nước ngoài.

Với sở thích và thói quan ham du lịch, ưa khám phá cả trong và ngoài nước, các mặt hàng liên quan đến du lịch cũng là một trong những lĩnh vực kinh doanh đạt doanh số khủng và dẫn đầu tại Mỹ. Tất cả các đồ đạc, hàng hoá tiêu dùng có liên quan đến du lịch luôn có một thị trường hết sức rộng lớn. Các đồ dùng như may mặc và giày dép, mũ liên quan đến thể thao bán rất cạnh tranh với đủ các dải thị trường từ đắt cho tới rẻ.

kham pha thoi quen tieu dung cua nguoi my 1

Thường xuyên ăn uống ở tiệm

Người Mỹ có một thói quen tiêu dùng rất khác so với nhiều quốc gia khác chính là ăn uống ở ngoài. Họ thường xuyên hẹn ăn trưa, ăn tối, tổ chức các buổi gặp gỡ, hẹn cafe,… Chi phí cho những lần hẹn này khá đắt đỏ, tuy nhiên nó vẫn rất phổ biến. Đặc biệt trong những ngày cuối tuần hay các ngày lễ, ngày kỷ niệm có ý nghĩa, các gia đình người Mỹ hay các nhóm bạn với nhau thường tổ chức các buổi hẹn bên ngoài này.

Cafe là một trong những loại thức uống được người Mỹ tiêu thụ rất nhiều, đặc biệt là dân công sở. Nhiều thống kê đã chỉ ra rằng, người Mỹ thường dùng một khoản tiền rất lớn cho việc uống cafe ở tiệm trong mỗi năm. Họ có thể gọi về văn phòng, uống ngay tại tiệm hay mang đi,… Bên cạnh cafe, các loại thức ăn nhanh như gà rán, Hamburger hay Hotdog, Pizza và đặc biệt là thức ăn đóng hộp cũng là những món đồ tiêu tốn nhiều tiền nhất của người Mỹ.

Chi một khoản lớn cho quà tặng

Trong văn hoá tiêu dùng của người Mỹ, mỗi năm họ thường chi một khoản tương đối lớn cho việc mua quà tặng. Đó có thể là quà tặng cho ngày lễ tốt nghiệp, sinh nhật, một dịp kỷ niệm nào đó như ngày cưới chẳng hạn, hay mừng tân gia, đám cưới,… Những món quà này có thể có giá trị lớn hoặc nhỏ tuỳ vào mối quan hệ cũng như ý nghĩa của quà tặng.

kham pha thoi quen tieu dung cua nguoi my 2

Rút tiền trên máy ATM của ngân hàng khác

Ở Mỹ, dùng thẻ rút tiền của ngân hàng này trên máy ATM của ngân hàng khác có thể khiến người tiêu dùng mất tới 5USD mỗi lần rút. Ông Gary Thurber, Phó giám đốc quan hệ công chúng tại công ty tư vấn dịch vụ tín dụng Consumer Credit Counseling Service cho biết. Nhiều khách hàng của ông thực hiện 5-10 lần rút tiền kiểu này từ ATM mỗi tháng, đưa số tiền họ chịu thiệt mỗi năm có thể lên tới 500 USD. Số tiền này có thể đủ cho hơn 12 lần đổ đầy xăng xe.

Mua xổ số

Trúng số không dễ, nhưng điều này không ngăn cản dân Mỹ chi tiền tìm kiếm vận may. Theo Hiệp hội Xổ số Mỹ, năm ngoái, người tiêu dùng nước này đã mua lượng vé số trị giá trên 70 tỷ USD. Hầu hết khách hàng sẽ chi 10-20 USD mỗi tuần mua vé số, tương đương 520-1.040 USD/năm.

kham pha thoi quen tieu dung cua nguoi my 3

Hút thuốc lá

Thuốc lá không chỉ có khả năng gây ung thư phổi, mà còn gây bệnh “viêm màng túi”. Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật của Mỹ cho hay, mỗi năm người Mỹ chi 80 tỷ USD để hút thuốc. Nhiều người Mỹ mất 70 USD mỗi tuần cho thuốc lá, tương đương 280 USD/tháng.

Lãng phí thẻ tập thể hình

Muốn sở hữu thân hình lý tưởng, nhiều người Mỹ mua thẻ tập ở các phòng tập thể hình, nhưng lại chẳng mấy khi sử dụng, lãng phí hàng trăm USD mỗi năm, thậm chí là mỗi tháng. Sẽ kinh tế hơn nhiều nếu một người mua một chiếc xe đạp tập về dùng ngay tại nhà, thay vì chi mỗi tháng 75 USD để mua thẻ tập mà không dùng đến.

Dịch vụ truyền hình cáp và điện thoại trọn gói

Sử dụng dịch vụ truyền hình cáp và điện thoại trọn gói không phải lúc nào cũng là kinh tế, nếu người tiêu dùng không sử dụng hết mọi dịch vụ trong gói cước. Ít ai có thể xem hết 500 kênh truyền hình trong một gói cước, hay nhắn tin không giới hạn trên điện thoại di động.

Tuy nhiên, sức hấp dẫn của những lời mời chào như giảm giá trong năm đầu tiên… luôn có sức hấp dẫn khó cưỡng. Theo chuyên gia Orecchio, nhiều người trả tiền cho gói cước 500 kênh truyền hình, nhưng chỉ xem có 10 kênh, hoặc trả 100 USD cho gói cước “tiết kiệm” trên điện thoại di động, nhưng thực tế chỉ dùng hết 50 USD.

kham pha thoi quen tieu dung cua nguoi my 4

Đồ dùng cá nhân theo mốt

Đây là một trong những điều thú vị nhất trong văn hoá tiêu dùng của người Mỹ. Cụ thể, đối với những đồ dùng cá nhân như quần áo, may mặc và giày dép, nhìn chung người Mỹ thích sự giản tiện, nhưng phải hiện đại và hợp mốt. Hơn thế, nếu là đồ dùng cá nhân hàng hiệu thì càng được yêu thích và được mua nhiều.

Mặt khác, nhiều người tiêu dùng khi mua đồ cá nhân thường coi trọng yếu tố khác biệt và độc đáo. Mọi người có thể mặc bất cứ gì mà mình muốn và yêu thích. Tuy vậy, với hầu hết người Mỹ, đồ dùng cá nhân phải là hàng hoá theo mùa và hợp mốt.

Chuộng các mặt hàng tại siêu thị, hệ thống đại lý bán lẻ

Người Mỹ vốn rất thích shopping tại các siêu thị hay hệ thống cửa hàng đại lý kinh doanh bán lẻ, từ những loại sản phẩm tiêu dùng hàng ngày cho đến quần áo thời trang, phụ kiện hay mẫu sản phẩm điện tử,… Chính vì nhu cầu mua sắm lớn như vậy nên những nhà hàng siêu thị hoàn toàn có thể mọc lên ở khắp mọi nơi ở Mỹ và luôn lôi cuốn một lượng đông đảo khách hàng đến mua sắm. Giải thích cho việc shopping tại những siêu thị nhà hàng của người Mỹ chính là việc họ tin yêu tuyệt đối vào việc những mạng lưới hệ thống shop luôn bảo vệ chất lượng, chính sách Bảo hành cũng như những điều kiện kèm theo bảo đảm an toàn vệ sinh cho người tiêu dùng.

Ở Mỹ, người dân có thể lựa chọn cho mình rất nhiều siêu thị để “thỏa sức” mua sắm. Trong đó, có nhiều tên tuổi lớn để kể tới như: Costco, Walmart, Target, Whole Food, Trader Joe’s,… Trong số những ông lớn này, Costco nổi tiếng là đại siêu thị có giá tốt nhất. Tại đây, khách hàng có thể tìm thấy tất cả các mặt hàng từ trái cây, rau củ, thịt cá tươi / đông lạnh, quần áo thời trang, mỹ phẩm cho đến những thiết bị điện tử như tivi, tủ lạnh, điện thoại cảm ứng, máy tính,… hay nội thất bên trong mái ấm gia đình. Costco cũng đảm bảo cho người mua đây là những loại sản phẩm được bán với mức giá tốt nhất thị trường.

Sau Costco, Whole Food và Trader Joe’s cũng là những địa điểm mua sắm được người Mỹ yêu thích. Đây là những chuỗi siêu thị nổi tiếng với những loại sản phẩm organic. Mặc dù giá cả sẽ đắt hơn những nơi khác, nhưng chất lượng hàng hóa của họ luôn được đánh giá là tốt nhất.

kham pha thoi quen tieu dung cua nguoi my 5

Văn hoá trả hàng

Trong văn hoá tiêu dùng của người Mỹ, khách hàng có quyền mua và trả hàng mà không cần có bất cứ lý do gì. Điều này có vẻ khá khác biệt so với văn hoá mua sắm và kinh doanh của nhiều quốc gia khác.

Tại “xứ sở cờ hoa”, Costco nổi tiếng là một trong những nơi có chính sách trả hàng dễ dãi nhất. Thậm chí sau khi mua đồ ăn chế biến sẵn tại đây, khách hàng vẫn hoàn toàn có thể trả hàng và nhận được tiền hoàn. Đặc biệt, họ cũng không quy định thời hạn trả hàng. Việc của khách hàng là mang theo hàng đã mua để trả lại mà không cần cả hoá đơn.

Đối với những mặt hàng thời trang và mỹ phẩm từ những thương hiệu khác, sau khi mua, người mua vẫn hoàn toàn có thể trả chúng. Tuy nhiên, thời hạn trả hàng cũng như một số lý do trả hàng sẽ được quy định cụ thể.

Người dân đổ xô mua sắm trong các dịp Sale lớn

Mỹ là một trong những quốc gia có nhiều đợt giảm giá lớn và khuyến mãi nhất. Những chương trình Sale này thường kéo dài quanh năm và đặc biệt sẽ giảm giá sâu nhất vào các dịp lễ lớn. Thậm chí có những mùa khuyến mãi, khách mua sắm có thể săn được các món đồ hàng hiệu với mức giá giảm tới 80-90% giá trị ban đầu.

Với những cơ hội mua hàng giảm giá này, khách hàng có thể tìm thấy cho mình rất nhiều mặt hàng giảm giá, từ quần áo thời trang, mỹ phẩm cho đến vật dụng gia đình, đồ nội thất, thiết bị điện tử,… Có một điều đặc biệt là những mặt hàng này mặc dù được giảm giá sâu nhưng vẫn đảm bảo có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo và đến từ nhiều tên tuổi nổi tiếng. Ngoài ra, các mặt hàng ăn uống trong siêu thị cũng được đưa ra bán vào các chương trình Sale.

Một số đợt Sale lớn có thể kể đến tại Mỹ như: ngày năm mới, Lễ tình Nhân, Ngày Sinh nhật Tổng thống Hoa Kỳ Washington, Lễ Phuc Sinh, Ngày của Mẹ, ngày của Cha, Lễ Độc lập, Amazone Prime Day, Lễ Lao động, Lễ Tạ Ơn, Black Friday, Ngày thứ Hai mua sắm online, Giáng sinh,…

kham pha thoi quen tieu dung cua nguoi my 6

Vào những đợt Sale lớn này, người Mỹ sẽ có thói quen “săn Sale”. Trong quan niệm của nhiều người Mỹ, chi tiêu cho những việc như quần áo thời trang, mỹ phẩm, thiết bị,… trong những ngày thường sẽ khá tốn kém vì giá cả luôn đắt đỏ. Vì thế họ thường chờ tới những ngày giảm giá lớn trong năm và đổ xô đi mua sắm, mặc dù nhiều người có thể chi tiêu hơi quá đà.

Và đặc biệt, trong những đợt Sale lớn trong năm, như: Black Friday, Giáng sinh, Lễ Tạ Ơn,… sức mua sắm của người Mỹ tăng lên rất nhiều. Họ sẵn sàng dành thời gian cả ngày hay thậm chí xếp thành những hàng dài để chọn các mặt hàng giảm giá sâu. Mỗi năm vào những dịp khuyến mãi này, người ta còn ghi nhận được rất nhiều những vụ xô xát, ẩu đả và các trường hợp người mua sắm bị thương nghiêm trọng do việc tranh giành các sản phẩm giảm giá.

Trong các đợt giảm giá này, những mặt hàng được họ lựa chọn nhiều nhất là: quần áo thời trang, nhất là các sản phẩm mùa đông; thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, tivi,…; hàng tiêu dùng; mỹ phẩm;…

Mua sắm trực tuyến dần trở thành xu hướng

So với việc mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng và đại lý, giờ đây người Mỹ ngày càng có xu hướng thích mua sắm trực tuyến. Đặc biệt họ thường tìm kiếm các sản phẩm yêu thích cho mình trên trang bán hàng của Amazone. Những mặt hàng mua sắm trực tuyến cũng rất đa dạng, từ thời trang quần áo cho đến mỹ phẩm, đồ điện tử hay thiết bị gia dụng, nội thất,…

kham pha thoi quen tieu dung cua nguoi my 7

Mua sắm trên truyền hình

Những lời “đường mật” của các chương trình giới thiệu trên truyền hình, chẳng hạn giảm giá, tặng thêm hàng… khiến không ít người Mỹ “đốt tiền”. Số liệu của Hiệp hội Bán lẻ điện tử Mỹ, lĩnh vực bán hàng qua các chương trình quảng cáo truyền hình ở nước này thu về khoảng 400 tỷ USD mỗi năm.

Tuy nhiên, nhiều mặt hàng được mua về từ các chương trình này không được sử dụng. Một số lượng không nhỏ người Mỹ chi khoảng 200 USD mỗi tháng cho loại hình mua sắm này, chỉ để rồi hàng mua về bị bỏ xó.

Hi vọng những chia sẻ vừa rồi về thói quen tiêu dùng của người Mỹ đã giúp du khách hiểu thêm về một nét văn hóa của “xứ cờ hoa”. Du khách đừng quên Book Tour Mỹ của chúng tôi để có cơ hội khám phá nhiều hơn về vùng đất này nhé!