10 món ăn truyền thống ở Mỹ có nguồn gốc từ quốc gia khác

Bánh Hamburger, Pizza, Tacos, bánh táo, gà rán,… đều là những món ăn truyền thống ở Mỹ, thế nhưng nguồn gốc xuất xứ của chúng lại không phải ở quốc gia này. Chúng đều có xuất phát “xa vạn dặm” so với mường tượng của du khách.

Hamburger

Hamburger là một loại thức ăn bao gồm bánh mì kẹp thịt xay (thường là thịt bò) ở giữa. Miếng thịt có thể được nướng, chiên, hun khói hay nướng trên lửa. Hamburger thường ăn kèm với pho mát, rau diếp, cà chua, hành tây, dưa chuột muối chua, thịt xông khói, hoặc ớt; ngoài ra, các loại gia vị như sốt cà chua, mù tạt, sốt Mayonnaise, đồ gia vị, hoặc “nước xốt đặc biệt” (thường là một biến tấu của sốt Thousand Island) cũng có thể thể rưới lên món bánh. Loại bánh Hamburger có topping là pho mát được mọi người gọi là Hamburger pho mát.

Tại Mỹ, Hamburger là một trong những món ăn truyền thống, có mặt khắp mọi nơi trong đời sống “xứ sở cờ hoa”. Đặc biệt là trong chuỗi cửa hàng McDonalds, cứ vài trăm mét là có một cái, đến MV ca nhạc triệu view của những bà hoàng nhạc Pop cũng có sự xuất hiện của Hamburger.

9 mon an truyen thong o my co nguon goc tu quoc gia khac 1

Với sự phổ biến như vậy, thế nhưng, “xứ sở cờ hòa” lại không phải xuất xứ của Hamburger. Trên thực tế, người Đức đã có công sáng tạo ra Hamburger. Tên “Hamburger” có nguồn gốc từ tên của thành phố Hamburg nước Đức,một người dân từ Hamburg được gọi là “Hamburger”; theo đó, bất cứ vật gì có nguồn gốc từ thành phố này hay được phổ biến đầu tiên tại đây được có tên gọi này (tuy nhiên, tên của loại đồ ăn này không được viết hoa). Đầu tiên một loại bánh có thịt bò xay tên là “thịt nướng Hamburg” (Hamburger steak) được nhắc đến trong một sách nấu ăn ở Mỹ năm 1891; món này được đặt giữa hai lát mì, và được gọi là “bánh kẹp Hamburg” (Hamburger sandwich). Đến giữa thế kỷ 20, cả hai tên gọi này đã được đọc ngắn lại thành “Hamburger” hay “Burger”.

Tên gọi “Burger” nay có nghĩa sử dụng rộng hơn, có thể chỉ đến các loại bánh kẹp có thịt xay, thịt gà, cá, hay cả các món chay ở giữa, nhưng vẫn có lát mì hình tròn.

Gà rán

Nguồn gốc của món gà rán nổi tiếng ở Mỹ được cho là bắt nguồn từ ẩm thực Scotland và ẩm thực Tây Phi. Theo đó, món gà rán Scotland được chiên bằng mỡ mà không nêm gia vị, còn gà rán Tây Phi thì lại được tẩm gia vị, đập nhuyễn rồi rán với dầu cọ.

9 mon an truyen thong o my co nguon goc tu quoc gia khac 2

Giả thuyết nguồn gốc của món ăn truyền thống này ở Mỹ là từ chính những người phụ nữ da đen, những người làm công trong gia đình da trắng, đã tạo nên thay đổi lớn cho thực đơn của gia chủ. Họ đã dùng kỹ thuật chiên Scotland cùng kỹ thuật nêm nếm gia vị của châu Phi đem đến món gà rán vàng giòn tan và đặc biệt được tẩm ướp rau thơm, thảo dược đậm đà – một nét đặc trưng cho ẩm thực Phi châu. Lâu dần, gà tẩm bột rán đã trở thành món ăn truyền thống ở Mỹ không thể thiếu trong bữa ăn của cư dân miền Nam nước Mỹ.

Công thức tuyệt ngon này dần chiếm cảm tình của người dân Mỹ, nó còn được trìu mến gọi bằng cái tên: “America soul food” – Món ăn linh hồn của Mỹ. Trong sự phát triển công nghiệp thương mại, nước Mỹ đã giới thiệu món gà rán bột xù đến toàn cầu.

Có thể nói, Hambuger và gà rán chính là những món ăn đậm chất Mỹ nhất. Từng miếng gà rán mềm mại ẩn dưới lớp bột vàng giòn tan thơm lừng đã phản ánh chính xác phong cách ẩm thực giàu đạm, nhanh gọn và thu hút mọi lứa tuổi của ẩm thực Mỹ.

Bánh Hot dog

Chiếc bánh Hot dog với phần bánh mì mềm, ăn kèm một cây xúc xích dài với một ít xốt đặc biệt ở bên trên là món ăn gần như phổ biến, mang tính gợi tả về nước Mỹ. Nhưng, xuất xứ của nó lại không phải từ Mỹ mà ra.

Nguồn gốc của bánh Hot dog được cho là từ năm 700 trước Công nguyên, với sự xuất hiện của nó trong sử thi Odyssey, nhưng một số nhà sử học tin rằng xúc xích – thành phần chính – chỉ xuất hiện vào đầu thế kỷ 1 CN. Tương truyền, đầu bếp của Hoàng đế Nero (La Mã), Gaius, trong lúc sơ ý đã khiến phần ruột rỗng, căng phồng trong một con lợn quay chưa được làm sạch rơi ra ngoài. Trong giây phút đó, anh ta nảy ra ý tưởng sẽ lấp đầy phần ruột đó với thịt xay và gia vị. Thế là món xúc xích ra đời

Trong suốt nhiều thế kỷ tiếp theo, xúc xích đã du ngoạn khắp Châu Âu và đến Đức, một quốc gia đã chọn món này làm đặc sản. Nhiều người Đức nhập cư đến Thế giới mới vào những năm 1800, mang theo một chút ẩm thực xứ họ. Người ta tin rằng những chiếc xúc xích đầu tiên, được gọi là “xúc xích Dachshund” (Dachshund là một giống chó mình dài, chân ngắn) đã được một người Đức mang đến Mỹ và bán tại xe hàng thực phẩm ở New York vào những năm 1860 – có lẽ đây là lời lý giải phù hợp cho cái tên “dog” của loại bánh này.

9 mon an truyen thong o my co nguon goc tu quoc gia khac 10

Vào khoảng năm 1870, một người Đức nhập cư tên là Charles Feltman đã một quầy bán xúc xích trên đảo Coney (vịnh Hạ ở phía Tây Nam quận Brooklyn, New York). Năm đó, ông đã bán được hơn 3.600 bánh mì với xúc xích. Và vào năm 1880, một người bán xúc xích khác ở St Louis đã để những chiếc xúc xích mới ra lò vào bánh mì để thực khách cầm cho đỡ nóng, thay vì đưa cho họ găng tay.

Khi món Hot dog xuất hiện từ Đông sang Tây, nó trở nên phổ biến trong văn hóa Mỹ: nó xuất hiện tại các bữa tiệc nướng ở sân sau và lễ kỷ niệm ngày 4/7, thậm chí được đưa vào thực đơn của Nhà Trắng vào năm 1939. Năm 1939, Vua George VI của Anh và Nữ hoàng Elizabeth đã có chuyến thăm hoàng gia đầu tiên tới Hoa Kỳ. Franklin D Roosevelt và đệ nhất phu nhân tổ chức một bữa ăn ngoài trời, tại đó Eleanor quyết định phục vụ món xúc xích.

Bánh Pizza

Tiền thân của Pizza là những chiếc bánh làm bằng bột mì được nướng trên những phiến đá phẳng và nóng. Khoảng 1000 năm trước, tấm bột mì nhào hình tròn có rắc lá thơm vàgia vị lên trên xuất hiện và trở niên phổ biến tại Napoli, nước Ý. Đến đầu thế kỷ 20, bánh Pizza theo những đoàn người Ý di cư sang Châu Mỹ. Năm 1905, một người Mỹ gốc Ý tên là Gennaro Lombardi mở cửa hàng bánh Pizza mang phong cách Mỹ đầu tiên ở New York. Cũng chính tại nước Mỹ, bánh Pizza trở thành một món ăn nhanh được giao đến tận nhà. Phong cách này nhanh chóng trở thành hình ảnh quen thuộc trên toàn thế giới nhất là sau năm 1945.

9 mon an truyen thong o my co nguon goc tu quoc gia khac 3

Trong thời gian Thế chiến thứ hai, những người lính từ Anh, Pháp, Mỹ vì những lý do khác nhau đã có mặt ở Ý. Khi trở về, họ mang theo những phương thức làm bánh Pizza của người bản xứ và thường mở cửa hàng bán bánh giao tận nhà theo phương cách của Mỹ. Cho đến ngày nay, bánh Pizza đã có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở mỗi nơi, người ta lại tạo cho những chiếc bánh những đặc trưng ẩm thực riêng.

Pastrami

Pastrami là món ăn có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ được du nhập vào nước Mỹ cùng làn sóng nhập cư của người Do Thái. Hiện nay, nó là một trong những món ăn sáng yêu thích của người dân nước Mỹ, đồng thời là món ăn rất được lòng du khách thập phương khi có cơ hội du lịch đến đây.

9 mon an truyen thong o my co nguon goc tu quoc gia khac 9

Pastraimi chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa thịt bò hun khói, dùng kèm với trứng rán và khoai tây chiên. Bánh được chế biến khá cầu kỳ và cẩn thận. Thịt bò sẽ được để tảng to và đập dập cho mềm, sau đó ướp chung với tỏi, rau mùi, đinh hương, muối đường, hạt cải, hạt tiêu đen cùng một số gia vị và mang đi hun khói. Thịt khi chín rất mềm và thấm đẫm gia vị. Ở New York, người ta thường cắt lát Pastrami và dùng kèm với bánh mì ngũ cốc để ngon miệng hơn.

Bánh táo

Bánh táo là loại bánh tráng miệng rất phổ biến ở Mỹ, có vị ngọt hoặc hơi chua với thành phần chính là táo, bao bọc bằng bột mì và bơ. Món bánh này đôi khi được dùng kèm kem, kem tươi hoặc pho mát cheddar phủ lên trên mặt bánh.

9 mon an truyen thong o my co nguon goc tu quoc gia khac 4 e1636106296137

Bánh táo đã xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước, là biểu tượng văn hóa, sự thịnh vượng và niềm tự hào quốc gia của người dân Mỹ. Tuy vậy, món bánh này lại được những người từ các nước Anh, Hà Lan và Thụy Điển đưa vào Mỹ từ khoảng thế kỷ 17 – 18, khi Mỹ còn là một thuộc địa của Anh. Sau nhiều năm, bánh táo dần phổ biến thành món ăn truyền thống ở Mỹ và trở thành một biểu tượng trong văn hóa Mỹ.

Bánh Tacos

9 mon an truyen thong o my co nguon goc tu quoc gia khac 5

Một món ăn khá ngon, có nguồn gốc ở Mehico nhưng cực phổ biến ở Mỹ. Tacos có nhiều dạng – có thể coi như một dạng sandwich của Mehico. Thường vỏ ngoài làm bằng ngô nghiền nát, như kiểu corn chips (bim-bim ngô). Khi ăn, người ta thường xúc nhân thịt (hoặc đỗ cho người ăn chay) vào cùng với một số loại xà lách, ớt ngâm dấm, kem chua và quả bơ. Nói chung muôn hình vạn trạng nhưng đặc điểm món ăn là cay. Tacos sang đến Mỹ và một số nước phương Tây thì được “Tây hoá”. Có rất nhiều loại nhân, và dĩ nhiên cả vỏ bánh cũng được biến dạng nhiều.

Bánh Burritos

Câu chuyện về món bánh Burrito bắt nguồn từ sáng kiến của người đàn ông tên Juan Mendez, một người bán thức ăn dạo trong giai đoạn cách mạng Mexico (1910-1921) tại khu Bella Vista ở Ciudad Juárez, Chihuahua. Để giữ thức ăn nóng, Juan đã nghĩ ra cách gói phần nhân lại bằng chiếc bánh ngô lớn, bên ngoài gói thêm một lớp giấy.

9 mon an truyen thong o my co nguon goc tu quoc gia khac 6

Thực khách rất ưa chuộng món ăn này, gọi nó là món Burrito, tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “con lừa nhỏ”. Tên gọi này bắt nguồn từ hình ảnh phần bánh bột dư ở góc chiếc bánh trông như cái tai lừa nhỏ và từ việc chiếc xe bán thức ăn ngày đó thường do lừa kéo.

Điều thú vị là Burrito được ưa chuộng ở Mỹ hơn hẳn ở Mexico. Nhiều nhà hàng ở phía Nam hoặc trung tâm Mexico không bán loại bánh này, trừ những lúc họ phải đón nhiều khách du lịch đến từ Bắc Mỹ. Burrito có phần vỏ là bánh bột ngô Tortilla (đường kính 24,5cm hoặc hơn) và phần nhân là thịt bò, gà hoặc heo. Phần vỏ bánh ngô thường có màu ngà truyền thống hoặc màu xanh, vàng hay đỏ; được nướng hoặc hấp sơ cho có độ mềm để gói phần nhân phía trong.

Macaroni

Macaroni là một loại nui tròn, ngắn, cong, làm từ bột mì có nguồn gốc từ Trung Quốc, được nấu chín và dọn dùng chung với phô mai ở khắp nước Ý trong vòng hơn 500 năm qua. Món này du nhập vào nước Ý nhờ Marco Polo. Đến thế kỷ 18, các dạng khác nhau của món nui này trở nên nổi tiếng khắp châu Âu. Trong quá trình đi tìm thuộc địa, người Anh đã mang món ăn này tới Bắc Mỹ. Từ những năm 1800, thực đơn của nhiều phiên bản macaroni và phô mai đã xuất hiện trong các cuốn sách hướng dẫn nấu ăn tại Mỹ.

9 mon an truyen thong o my co nguon goc tu quoc gia khac 7

Theo tác giả của cuốn Từ điển ăn uống của Mỹ, John Mariani, macaroni và phô mai xuất hiện ở Mỹ từ thế kỷ 19 và ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống người Mỹ. Thomas Jefferson (1743-1826) – Tổng thống đời thứ 3 của Mỹ từng chiêu đãi món này trong một bữa tiệc tại Nhà Trắng vào năm 1802.

Kẹo dẻo

Kẹo dẻo và thạch đủ màu Jell-O là món ăn truyền thống ở Mỹ thuộc tập đoàn thực phẩm Kaft food, với thành phần đơn giản là gelatin, hương liệu và màu thực phẩm, kẹo dẻo và thạch đủ màu hàng năm đem về cho tập đoàn này hàng triệu USD lợi nhuận, tất cả đều nhờ sự nhanh nhạy học tập người Ai Cập và người Pháp mà ra.

9 mon an truyen thong o my co nguon goc tu quoc gia khac 8

Người ta đã tìm ra vết tích của gelatin trong di tích Ai Cập cổ đại, điều này cho thấy người Ai Cập xưa đã biết điều chế gelatin để làm chất kết dính vật liệu như keo dán. Đến năm 1682, nhà nghiên cứu người Pháp Denis Papincó ghi chép lại quá trình chế tạo ra một chất protein tinh khiết ăn được, mà tiền thân của nó là gelatin nhưng chỉ để mày mò cho vui, chứ không nghĩ tới việc kinh doanh.

Bằng đầu óc nhanh nhạy của mình, các nhà máy thực phẩm nước Mỹ đã học ngay bí quyết này và chế ra loại kẹo dẻo vừa rẻ vừa dễ làm, mỗi năm cứ theo đủ loại màu sắc hương vị là món ăn truyền thống ở Mỹ này bán chạy như tôm tươi.

Có thể thấy, dù những món ăn này không có xuất xứ từ “xứ sở cờ hoa” nhưng chúng mang tới cho ẩm thực Mỹ những nét đặc sắc riêng khiến cả thế giới “phát cuồng”. Nếu có dịp du lịch Mỹ, du khách đừng quên thưởng thức những món ăn này ngay nhé!